Để hệ thống cung cấp, sử dụng điện nước trong nhà hoạt động ổn định, tối ưu chi phí thiết bị, vật tư, việc hiểu và thiết kế hệ thống điện nước là hết sức quan trọng và cần thiết.
Tuy nhiên, đây là vấn đề phức tạp không phải ai cũng hiểu được. Bài viết này sẽ giúp người dù chưa có kiến thức chuyên môn nhưng vẫn có thể hiểu rõ các vấn đề sau:
Điện nước trong nhà là thành phần rất quan trọng không thể thiếu đối với bất kỳ công trình nào. Làm sao để tối ưu về sử dụng, an toàn, tiết kiệm, hãy theo dõi các phần tiếp của bài viết.
Để tìm hiểu thêm các thành phần công việc khác:
thiết kế sân vườn, tiểu cảnh, non bộ, thiết kế kiến trúc, kết cấu, nội thất…
Khái niệm điện dân dụng
Điện dân dụng là gì?
Điện dân dụng là toàn bộ quá trình cung cấp, điều khiển, bảo vệ và sử dụng điện năng. Như vậy, theo cách hiểu trên điện dân dụng gồm yếu tố:
– Cung cấp:
Là việc cung cấp, chuyển đổi điện năng từ mạng lưới điện khu vực thành điện sinh hoạt phục vụ các thiết bị sử dụng điện.
– Hệ thống điều khiển, bảo vệ:
+ Cầu dao, aptomat, công tắc, ổ cắm…
+ Thiết bị biến đổi điện một chiều, xoay chiều, điện hai pha, ba pha…
+ Dây dẫn, nối đất, chống sét.
– Các thiết bị tiêu thu điện trong nhà.
Điện nhẹ là gì?
Điện nhẹ viết tắt là ELV (Extralow Voltage System) là hệ thống điện sử dụng điện áp thấp dưới 35V AC, không gây nguy hiểm đến tính mạng con người hoặc ảnh hưởng đến hệ thống điện khác.
Điện nhẹ bao gồm: Internet, camera, điện thoại, truyền hình, âm thanh báo động, hệ thống điều khiển tòa nhà…
Thiết kế điện dân dụng
Cơ sở lập hồ sơ thiết kế điện
– Hồ sơ thiết kế kiến trúc
– Các tiêu chuẩn thiết kế điện dân dụng:
+ TCVN 9206:2012. Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng
+ Tiêu chuẩn thiết kế điện dân dụng
+ Tiêu chuẩn chiếu sáng nhân tạo trong công trình TCXD 16-1986
+ Đặt đường dây dẫn điện trong nhà và các công trình công cộng 25-1991
+ Đặt thiết bị điện trong nhà và công trình công cộng TCVN 27-1991
+ 11 TCN:2006– Quy phạm trang bị điện.
+ Quy định nối đất và nối không TCVN 4756-1989
+ Chống sét cho công trình xây dựng TCVN 46-1984
+ TCVN 394:2007. Thiết kế lắp đặt trang bị điện trong công trình xây dựng – Phần an toàn.
+ TCVN 9207:2012. Đặt đường dây dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng
Quy định về nguồn điện sử dụng:
– Nguồn điện cung cấp cho công trình xây dựng nhà dân được lấy từ mạng lưới điện khu vực 3 pha 4 dây.
– Công suất đấu nối dựa trên tính toán thiết kế công suất yêu cầu, vị trí đấu nối theo thực tế hiện trạng
Tổng thể lưới cung cấp và phân phối điện cho công trình
– Nguồn điện từ mạng lưới điện khu vực được cung cấp vào tủ điện tổng của công trình
– Từ tủ điện tổng cấp lên các tủ điện tầng
– Ở mỗi tầng có một tủ phân phối điện đến các phòng, hành lang, ban công. Ở mỗi phòng có bảng điện được đấu nối từ tủ điện tầng
– Dây dẫn diện trong công trình thông thường sử dụng lõi bằng đồng cách điện PVC, đi chìm trong tường hoặc trên mặt sàn bê tông.
– Dây dẫn từ bảng điện phòng đến các thiết bị tiêu thụ điện: đèn, quạt dùng dây đơn tiết diện 1-1.5mm
– Dây dẫn từ bảng điện đến ổ căm sử dụng dây đơn lõi đồng, cách điện PVC tiết diện 2.5mm
– Sử dụng một dây đồng dẹt 25x3mm nối vỏ các tủ điện tầng, tủ điện tổng và tủ điện hạ thế
Hệ thống chiếu sáng
– Chiếu sáng trong phòng dùng đèn Downlight, đèn ống, đèn máng, đèn tường…
– Hành lang, vệ sinh sử dụng các loại đèn ốp trần bóng mờ hoặc đèn phòng tắm
– Cầu thang sử dụng đèn tường hoặc ốp trần
– Tại các vị trí lavabo sử dụng đèn gương loại nhỏ
Nối đất, an toàn và thiết bị chống sét
Tất cả các kêt cấu kiêm loại bảng điện, tủ điện phải được nối với hệ thống nối đất an toàn. Hệ thống nối đất là các cọc thép thường bằng thép V kích thước và chiều dài theo thiết kế.
Dây nối đất thường dùng thep dẹt 40x4mm, điện trở hệ thống nối đất này không được vượt quá 4 ()
Vị trí lắp đặt các thiết bị điện:
– Tủ điện tầng, hộp lắp aptomat: lắp ở vị trí cách mặt sàn 1.6m tính đến đỉnh tủ.
– Công tắc: cách mặt sàn 1,4m, ngoài trừ khu vệ sinh cho người tàn tật
– Ổ cắm điện: cách mặt sàn 0,4m
Tiết diện dây chính:
– Đường cấp điện vào tủ điện tổng sử dụng CU/XLPE/PVC(3X16+10)MM2 (cáp lõi đồng, lớp bảo vệ XLPE và PVC ngoài cùng, 3 dây cáp 16mm dây trung hòa 10mm)
– Đường điện tử tủ tổng lên các tầng sử dụng cáp CU/XLPE/PVC (2×6)MM2 (cáp lõi đồng, lớp bảo vệ XLPE và PVC ngoài cùng, 3 dây cáp 16mm dây trung hòa 10mm)
– Đường cấp điện cho điều hòa 2×2.5mm
– Đường cấp điện cho từng ổ cắm 2×2.5mm
– Đường cấp điện cho đèn chiếu sáng, quạt 2×1.5mm
Lưu ý: tiết diện dây dẫn ở trên là kích thước thông thường hay được sử dụng, tùy vào trường hợp cụ thể tiết diện đó có thể khác nhau.
Sơ đồ, bản vẽ, chi tiết lắp đặt điện dân dụng
Sơ đồ điện dân dụng dùng để thể hiện nguyên lý bố trí hệ thống đấu nối, điều khiển, các thông số chính của các thiết bị truyền tải, cung cấp điện.
Chi tiết lắp đặt điện dân dụng
Chi tiết lắp đặt điện hướng dẫn cụ thể cách bố trí, yêu cầu sử dụng vật liệu, kích thước, cách lắp đặt… các thiết bị điện nhằm đảm bảo việc thi công đạt hiệu quả cao nhất.
Sơ đồ, bản vẽ thiết kế điện
Bản vẽ thiết kế điện là hệ thống các hình vẽ thể hiện chi tiết việc bố trí, thông số kỹ thuật, đấu nối các thiết bị điện trong, ngoài nhà: chiếu sáng, điều hòa, chống sét, điện nhẹ, nóng lạnh, nước năng lượng mặt trời…
Thiết kế hệ thống cấp thoát nước
Thiết kế hệ thống cấp thoát nước việc tính toán, bố trí, lựa chọn vật tư, thiết bị nhằm cung cấp nước để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, đồng thời thu gom, xử lý, thoát nước mưa, nước thải trong quá trình sinh hoạt.
Bạn cần lưu ý các vấn đề sau khi thiết kế hệ thống nước cho gia đình:
Nguyên lý thiết kế
– Căn cứ vào bản vẽ kiến trúc và kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu vực xung quanh
– Căn cứ vào tiêu chuẩn cấp thoát nước trong nhà:
+ Tiêu chuẩn cấp nước bên trong TCVN 4513-1988
+ Tiêu chuẩn thoát nước bên trong TCVN 4471-1987
Giải pháp cấp nước sinh hoạt.
Nước sinh hoạt có thể được cung cấp từ : hệ thống cấp nước trong khu vực, nước mưa, nước giếng…
Nước sinh hoạt có thể được hoặc không dữ trữ ở bể nước và được bơm lên téc nước mái
Nước từ téc nước mái cung cấp xuống cho các thiết bị sử dụng trong toàn nhà.
Giải pháp thoát nước thải.
Nước thải sinh hoạt chia làm 3, bao gồm:
– Nước thu sàn, bồn rửa
– Nước mưa
– Nước thải từ xí, tiểu được xử lý qua hệ thống bể phốt trước khi thải ra môi trường
Mỗi loại được thu gom, xử lý, có đường ống thoát nước riêng ra hệ thống thoát nước khu vực:
Giải pháp đường ống
– Các ống thoát nước sử dụng vật liệu uPVC với các đường kính, chiều dày khách nhau tùy theo các trường hợp cụ thể
– Các ống cấp nước sử dụng ống HDPE, với nước nóng sử dụng ống PPR
– Toàn bộ các ống đi ngầm trong tường, dầm, sàn hoặc hộp kỹ thuật
Nội dung thiết kế cấp thoát nước
Hồ sơ thiết kế cấp thoát nước trong nhà bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Độ dốc thoát nước
Trước hết chúng ta thống nhất, độ dốc thoát nước sàn là độ nghiêng của mặt sàn so với phương nằm ngang:
i = h/L x 100%
Độ dốc thoát nước đảm bảo nước thải, nước mưa có thể dễ dàng lưu thông và được thu gom ở những vị trí nhất định. Độ dốc thoát nước bao gồm:
– Độ dốc thoát nước thải mặt sàn: Độ dốc thoát nước sàn: 1-2%, đồng thời miệng phểu thu phải đặt thấp hơn mặt sàn 10mm
– Độ dốc sàn nhà vệ sinh: 1-2%
– Độ dốc mặt bằng mái: độ dốc mái đảm bảo việc thoát nước mưa hiệu quả, độ dốc này: 0,5-1%
– Độ dốc ống thoát nước sàn, chậu: 2%
– Ống thoát bồn cầu: 3%
Đường kính ống cấp thoát nước trong nhà
– Đường kính cấp nước trong nhà dân thông thường được lấy như sau:
+ Cấp nước vào bể: D27, D32
+ Cấp nước lên mái: D27, D32
+ Cấp xuống bếp, chậu rửa, vòi sen, bồn cầu: D32, D20
Tiết diện ống còn phụ thuộc vào vị trí, quảng đướng, số lượng thiết bị được cấp, cần căn cứ vào thực tế để lựa chọn thiết bị cho phù hợp.
– Đường kính ống thoát nước thường được lấy như sau:
+ Ống thoát sàn: D75, D90
+ Ống thoát bồn cầu: D110, D150
+ Thoát chậu rửa: D60, D75, D90
+ Thoát nước mưa: D90, D110 tùy thuộc vào diện tích thoát nước
Hộp gen kỹ thuật hệ thống cấp thoát nước trong nhà
Là phần làm âm tường hoặc được xây thành hộp (xây sau khi lặp đặt đường ống) để chứa các đường ống, điểm đấu nối kỹ thuật…)
Bể phốt.
Bể phốt là hệ thống dùng lọc, chứa chất thải bồn cầu. Chi tiết cấu tạo và bản vẻ bể phốt bạn có thể xem tại đây
Sơ đồ, bản vẽ cấp thoát nước
Sơ đồ cấp thoát nước trong nhà thể hiện cách bố trí, nguyên tắc đấu nối, thông số chính, vị trí, kích thước hình học các loại vật tư thiết bị. Sơ đồ cấp thoát nước trong nhà bao gồm:
– Sơ đồ không gian tổng thể
– Sơ đồ bể phốt
– Ống nước nhà vệ sinh
– Đường nước nhà tắm
– sơ đồ lắp đặt bồn nước
– Sơ đồ lắp đặt bình nóng lạnh, thái dương năng
– Sơ đồ nguyên lý máy giặt
Ký hiệu điện nước
Ký hiệu điện: ổ cắm, công tắc, bóng đèn, điều hòa, quạt, aptomat…
Ký hiệu nước: đường ống cấp, thoát, van, răc co, tê, cút, chếch…
Chi tiết xem tại đây
Nguồn copy: https://giupbanlamnha.com/thiet-ke-dien-nuoc